Không
chỉ là giai thoại , Sự thật về Kho báu vua Hàm Nghi ngày càng được hé lộ .
Hướng Hóa , Quảng Trị |
Đầu những năm 1980, đồng bào dân tộc Vân Kiều ở gần cầu Đắkrông,
Quảng Trị (cạnh Nghĩa trang Trường Sơn hiện nay), trong khi đi bắt cá khe đã
tình cờ phát hiện trong một hốc cây lớn chìm dưới suối cả một kho tàng gồm toàn
tiền cổ bằng vàng ròng và những thoi vàng nặng 1 lượng.
Một đoàn khảo sát của Bảo tàng Trung ương cũng tình cờ phát hiện được tại bản Sê Bu, xã Hướng Phùng, Hướng Hóa, Quảng Trị một chiếc áo dài màu đen, lót lụa đỏ, thêu kim tuyến và hình rồng 5 móng được cho là áo bào của Vua Hàm Nghi. Thời nhà Nguyễn, chỉ có vua mới được thêu rồng 5 móng.
Một đoàn khảo sát của Bảo tàng Trung ương cũng tình cờ phát hiện được tại bản Sê Bu, xã Hướng Phùng, Hướng Hóa, Quảng Trị một chiếc áo dài màu đen, lót lụa đỏ, thêu kim tuyến và hình rồng 5 móng được cho là áo bào của Vua Hàm Nghi. Thời nhà Nguyễn, chỉ có vua mới được thêu rồng 5 móng.
Một số tài liệu trước đó từng ghi nhận, trước khi chia tay
để thoát sang Châu mường Mahasay (tỉnh Khăm Muộn, Lào), Vua Hàm Nghi đã cởi áo
bào tặng cho một người Vân Kiều tên là Ku Xin, vì đã có công giúp đỡ đoàn hộ
giá.
Tại thôn 5, xã Hải Phúc (huyện Đắkrông), Bảo tàng tỉnh Quảng Trị cũng phát hiện được trong một gia đình Vân Kiều có chiếc mâm đồng cổ rất lớn chạm 2 con rồng 5 móng và 5 chữ Hán: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.
Ở Quảng Bình, ông Thái Xuân Bạ, nguyên Phó chánh án Tòa án nhân dân huyện Minh Hóa cho biết, khoảng những năm 50, bố ông tham gia dân quân xã, từng được huy động đi thu gom "vàng Vua Hàm Nghi" do dân xã Trung Hóa phát hiện.
Tại thôn 5, xã Hải Phúc (huyện Đắkrông), Bảo tàng tỉnh Quảng Trị cũng phát hiện được trong một gia đình Vân Kiều có chiếc mâm đồng cổ rất lớn chạm 2 con rồng 5 móng và 5 chữ Hán: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.
Ở Quảng Bình, ông Thái Xuân Bạ, nguyên Phó chánh án Tòa án nhân dân huyện Minh Hóa cho biết, khoảng những năm 50, bố ông tham gia dân quân xã, từng được huy động đi thu gom "vàng Vua Hàm Nghi" do dân xã Trung Hóa phát hiện.
Tổng cộng có 3 nong phơi lúa tiền chữ "Đại" bằng
vàng ròng, mỗi đồng nặng 12 chỉ được gom về sân nhà ông Bạ trước khi đem giao nộp
cho chính quyền. Ông Bạ và một số trẻ con hàng xóm đã "nhón" đi mỗi
người khoảng 10 đồng để dành... đánh đáo.
Tại thôn Đặng Hóa, Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, năm 1956, sau trận lụt lớn, người dân trong xã đã phát hiện và vớt được vô số tiền vàng từ một hốc đá trôi ra suối, thu được hàng tạ, đem nộp lại toàn bộ cho Nhà nước.
Gần hơn, giữa tháng 4/2003, một đám trẻ chăn trâu đã tình cờ phát hiện được tại hang Lèn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình một chiếc tráp gỗ, bên ngoài khắc chữ Hán và hoa văn nhũ vàng rất đẹp. Đưa xuống núi, chiếc tráp đã tự động mục rã ra.
Tại thôn Đặng Hóa, Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, năm 1956, sau trận lụt lớn, người dân trong xã đã phát hiện và vớt được vô số tiền vàng từ một hốc đá trôi ra suối, thu được hàng tạ, đem nộp lại toàn bộ cho Nhà nước.
Gần hơn, giữa tháng 4/2003, một đám trẻ chăn trâu đã tình cờ phát hiện được tại hang Lèn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình một chiếc tráp gỗ, bên ngoài khắc chữ Hán và hoa văn nhũ vàng rất đẹp. Đưa xuống núi, chiếc tráp đã tự động mục rã ra.
Hang Lèn |
Bên trong tráp có một quả cau bằng kim loại màu đen, hai lư hương bằng đồng và 2 chìa khóa kiểu cổ. Một thanh niên trong làng đã lừa đám trẻ lấy mất quả cau màu đen (nghi chế tác bằng đồng đen). Hai lư hương và hai chiếc chìa khóa, Sở Văn hóa Thông tin đã kịp thời thu giữ để giám định.
Gần 1 năm sau, ngày 30/12/2003, trong khi đào đất trên ruộng, người dân Văn Hóa đã bất ngờ đào được hàng chục chum vại đựng đầy tiền cổ triều Nguyễn được chôn cách mặt đất chỉ chừng 0,6m. Suốt buổi chiều và đêm hôm đó, toàn bộ số tiền cổ này đã được thương lái đến mua và đem đi mất, trước khi chính quyền địa phương phát hiện và ngăn chặn.
Thông tin chi tiết về vụ việc, chúng tôi đã có dịp đề cập đầy đủ trong bài báo "Quảng Bình: Hàng tấn tiền cổ được phát hiện và… biến mất" (tác giả Hồng Lam - Tâm Phùng) đăng trên Chuyên đề ANTG phát hành ngày 3/1/2004.
Đầu năm 2009, UBND huyện Tuyên Hóa, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Bình cũng đã tiếp nhận 3 đồng tiền vàng của bà Nguyễn Thị Liên, trú tại thôn Tân Sơn, xã Sơn Hóa, Tuyên Hóa. Con dâu bà Liên đã phát hiện 3 đồng tiền cổ này tại khe nước Trọt Su trong xã.
Những đồng tiền này đều đúc bằng vàng 999,9%, mỗi đồng nặng 5 chỉ vàng. Có 2 đồng đường kính 2,8cm, đồng còn lại đường kính 2,4 cm. Khác kích thước nhưng giống nhau về cách trang trí, một mặt có họa tiết mặt trời, mặt kia có 4 chữ "Hàm Nghi thông bảo". Rất có thể, đây là những đồng tiền được đúc dập sau khi Vua Hàm Nghi đã trên đường bôn tẩu.
Một vài di vật được tìm thấy |
Một chứng cứ xác đáng được nhiều người biết nữa xuất hiện vào giáp tết Nguyên đán năm 2007. Nhà báo Văn Cầm Hải và nhóm làm phim thời sự của VTV1 khu vực Thừa Thiên - Huế đã phát hiện và quay được tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, một loạt những di vật của Vua Hàm Nghi.
Kho báu gồm một cặp kiếm, 6 hoàng bào, một cặp voi vàng, cau, trâu vàng... vẫn được gìn giữ nguyên vẹn trong một miếu thờ có 3 chìa khóa, do 3 người cất giữ. Miếu cất giữ những báu vật này nằm cách căn cứ Sơn phòng xưa chỉ chưa đầy 2km.
Rõ ràng, kho báu Vua Hàm Nghi là một hiện thực lịch sử, không chỉ là huyền thoại. Những phần kho báu đó chôn giấu những đâu, chôn giấu như thế nào là một bí ẩn lớn của lịch sử, chưa ai tìm ra lời đáp. Nhưng chắc chắn nó không phải là câu chuyện hoang đường
Theo Vietnamnet
Chủ đề liên quan : kho báu , kho báu vua Hàm Nghi , huyền thoại kho vàng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét