Về thăm thôn Thành Sơn Tây (xã Hoài Châu,
huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) . Hàng
chục năm nay, người dân vẫn rỉ tai nhau, trên Hố Giang có kho vàng của vua Chăm
Pa.
Toàn cảnh Hố Giang |
Bí ẩn về "hòn đá chữ"
Hố Giang là một địa điểm nằm trong dãy núi
ở phía Tây thôn Thành Sơn Tây. "Hòn đá chữ" là một tảng đá tự nhiên
nằm giữa dòng chảy của suối Hố Giang, chỉ lộ thiên vào mùa nước cạn.
Mặt phẳng của "hòn đá chữ" này
rộng khoảng hơn 2m, dài hơn 3m. Gọi là "hòn đá chữ" vì trên mặt phẳng
hòn đá có những dòng chữ Phạn ngữ được khắc gần như đặc kín. Có tổng cộng 15
hàng chữ, nhưng do bị nước xói mòn nên phần lớn chữ đã bị bào mòn, sáu dòng đầu
đã bị mất nét và mất từng đoạn, chín dòng sau cũng bị mờ và bị mất nét khá
nhiều, nên không thể đọc được.
Quanh "hòn đá chữ" còn vô số những dấu vết có
hình dáng như bàn chân của một người và nhiều dấu vết, nhiều lỗ tròn trên bề
mặt phiến đá. Người dân trong vùng cho rằng đó là dấu chân và dấu gậy của người
khổng lồ ngày xưa gánh đất, vật liệu đi xây kho báu.
Hòn đá Chữ |
Dân gian truyền lại rằng, đó là chữ do
người Chiêm Thành khắc từ lâu đời. Theo TS Đinh Bá Hòa, Giám đốc Bảo tàng Tổng
hợp Bình Định, những dòng chữ Phạn được cư dân Vijaya chạm khắc trên "hòn
đá chữ" cách đây nhiều thế kỷ, đã được chụp ảnh gởi tới các cơ quan hữu
trách ở Hà Nội. Song, cho đến nay vẫn chưa có hồi âm. Cũng có thể những dòng
chữ Phạn được thực hiện theo những quy luật bí mật riêng và vì vậy chưa thể giải
mã.
Dưới chân "hòn đá chữ" khoảng dăm
mét có một hang ngầm rất sâu như không đáy, đường kính miệng hang chừng 1m. Bao
nhiêu thế kỷ đã đi qua với những mùa mưa nắng khắc nghiệt, nhưng bao giờ miệng
hang cũng chìm sâu dưới hai ba tấc nước. Dân địa phương kể rằng, trong những
mùa hạn hán kéo dài, mỗi khi trời sắp mưa lòng hang sâu vọng lên những
tiếng ồ ồ rất dữ dội. Nên người dân còn gọi là hang Ồ Ồ.
Sự
thật về kho báu của vua Chăm Pa ở Hố Giang
Hàng chục năm nay, ở thôn Thành Sơn Tây
người dân vẫn rỉ tai nhau rằng, ở trên Hố Giang có kho vàng của vua Chăm Pa.
Câu chuyện được đồn đại khắp nơi, người dân địa phương và ở những vùng khác kéo
nhau lên đây để đào bới, với tham vọng đổi đời nhưng cuối cùng đều thất vọng ra
về. Đến nay, cơn sốt kho báu ở Hố Giang vẫn chưa dừng lại. Cứ mỗi khi mưa lũ đi
qua, rất đông người lại kéo về đây, vì họ cho rằng sau trận lũ thì kho báu sẽ
theo nước trồi lên.
Khi chúng
tôi hỏi chuyện về Hố Giang, bà Nguyễn Thị Hải (75 tuổi, ngụ thôn Thành Sơn Tây,
xã Hoài Châu) xua tay bảo: "Lên
tìm kho báu trên đó chứ gì? Bao nhiêu người lên đó tìm mà có gì đâu. Lên chi
mắc công".Chúng tôi cố giải thích, thì bà Hải mới tin chúng
tôi là PV đến tìm hiểu về Hố Giang.
Theo bà Hải, tin đồn Hố Giang có kho báu,
xuất phát từ câu chuyện lưu truyền từ xa xưa. Có một cậu bé nhà nghèo, nghe lời
đồn đoán về kho báu nên mải miết đi tìm để đổi đời. Một hôm cậu phát hiện hang
đá lớn ở Hố Giang, trong hang đầy ánh hào quang tỏa ra từ những pho tượng bằng
vàng. Chìm trong mê hoặc, cậu bé đi vào sâu trong hang cho đến khi cửa hang bất
ngờ khép lại, kho báu vĩnh viễn chìm trong bí mật.
Theo ông Phụng – trường thôn Thành Sơn Tây, những năm
1971 - 1972, máy bay Mỹ ném bom làm bật ra những bức tường thành xây bằng gạch
Chăm, nằm sâu trong vùng núi Hố Giang. Người dân đến mang gạch này về dùng.
Nhiều người còn kể rằng, đã thấy những đoạn tường thành xây bằng gạch Chăm ẩn
trong lòng đất.
Trong các tư liệu về Hố Giang được Thư viện
Tổng hợp Bình Định lưu giữ, có bài viết của nhà văn Từ Quốc Hoài giả định vùng
Hố Giang này là kinh đô sơ tán của vua Chiêm Thành (tên của Vương quốc Chăm Pa)
trong cuộc chiến chống quân Nguyên vào cuối thế kỷ 13. Theo ý kiến này, thì
trong cuộc chiến xâm lăng của quân Nguyên bắt đầu diễn ra vào năm 1282, quốc
vương Chiêm Thành là Indravarman 5 cho đốt kho lương, bỏ trống kinh thành Đồ
Bàn, cùng quân sĩ cố thủ tại một vùng núi hiểm trở.
Dựa vào những dấu tích của người Chămpa còn
lưu lại trên những vùng núi hiểm trở của dải đất Vijaya (Bình Định), nhiều nhà
nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết, vùng núi hiểm trở được Indravarman V chọn làm
kinh đô sơ tán có thể là hai nơi đáng lưu ý. Một là, vùng núi Bà án ngữ phía
Đông thành Đồ Bàn, nơi có Hòn Chuông nổi tiếng. Hai là, vùng Hố Giang nằm về
phía Bắc kinh đô Đồ Bàn khoảng 70 km, với rất nhiều đèo dốc hiểm trở. Quân
Nguyên muốn đi đến được vùng Hố Giang, phải hành quân mất nhiều ngày giữa vùng
rừng núi đầy sơn lam chướng khí.
Cột mốc biên giới
TS Đinh Bá Hòa cho biết: ""Hòn đá chữ" chính là bia Thành Sơn, được người Pháp
thống kê từ năm 1932 cùng với 18 văn bia Chăm Pa khác ở tỉnh Bình Định. Dựa vào
đặc điểm nét chữ vuông (nét chữ Chăm tròn ra đời muộn hơn nét chữ vuông) trên
“hòn đá chữ”, các nhà khoa học cho rằng văn bia này được ghi từ thế kỷ 12. Theo
tôi được biết, thì văn bia này là cột mốc biên giới của người Chăm Pa. Trong
bia có nhắc đến một vương quốc của người Chăm Pa ở miền núi, và ca ngợi vị vua
trị vì vương quốc này".
Theo
vietnamnet
Cũ
hơn : Kho báu người Chăm – Kỳ 1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét