Câu
nói cửa miệng của nhiều người miền Nam “xài tiền như Công tử Bạc Liêu “ hay “
xài phí như Công tử Bạc Liêu” , là do xuất
phát từ các giai thoại ăn chơi của vị công tử này . Có thể nói , so về thời đại
, các đại gia Việt Nam hiện nay, cực hiếm người đủ khả năng tài chính để so
sánh với gia đình Công tử Bạc Liêu .
Trần Trinh Huy |
Trần Trinh Huy (1900-1973) hay còn gọi là Ba
Huy, là một công tử ăn chơi nổi tiếng ở Sài Gòn và miền Nam những năm 1930,1940. Mức độ tay chơi của ông nổi danh xếp hạng
đầu bảng trong số các Công tử Bạc Liêu thời bấy giờ, đến nỗi khi
nói đến thành ngữ Công tử Bạc Liêu người ta thường liên tưởng đến ông.
Vốn thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" ra đời từ những
năm đầu thế kỷ 20. Thời đó, thực dân Pháp đã ổn định về tổ chức của
vùng đất thuộc địa Nam Kỳ. Những cá nhân có quan hệ
tốt vớ Pháp được phân chia nhiều ruộng đất, đã làm nảy sinh rất nhiều đại điền
chủ ở vùng đất này. Thời đó dân gian đã có câu "Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam
Xường, Tứ Trạch" để chỉ 4 vị đại điền chủ giàu có nhất vùng đất Nam Kỳ.
Theo phong trào khi ấy, các đại điền chủ, hào phú quyền
quý khắp Nam Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp,
thậm chí du học bên Pháp. Tuy nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này, ảnh hưởng
bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên thường đi vào con đường tay chơi để thể
hiện mình. Trong số vị công tử ấy, không ai đủ sức xài tiền như các công tử Bạc Liêu. Thành ngữ "Công tử Bạc
Liêu" có từ lúc ấy. Về sau, thành ngữ này chỉ dùng để chỉ công tử Trần
Trinh Huy vì chẳng công tử nào sánh kịp về khả năng tài chính và độ phóng
túng đối với vị công tử này. Từ đó "Công tử Bạc Liêu" trở thành danh
xưng riêng của Ba Huy, không một ai có thể tranh chấp.
Nhà công tử Bạc Liêu |
Trần Trinh Huy, tên thật là Trần Trinh Quy sinh
ngày 22 tháng 6 năm 1900, nhưng do cho rằng
cái tên "Quy" không sang trọng nên ông đổi lại thành "Huy".
Ngoài tên Công tử Bạc Liêu, Trần Trinh Huy còn mang nhiều tên khác như Ba
Huy, Hội đồng Ba (cách gọi của tá điền, sự thật thì Ba Huy không là
thành viên trong hội đồng nào), Hắc công tử (do nước da ngăm đen và để
phân biệt với Bạch công tử). Trần Trinh Huy là con trai ông Trần Trinh Trạch, tức Hội đồng Trạch và bà Phan
Thị Muồi, con gái bá hộ Phan Văn Bì, người có đất ruộng nhiều nhất trong tỉnh
Bạc Liêu, người ta tặng cho ông Bá hộ là "Vua lúa gạo Nam Kỳ.
Trần Trinh Trạch từng đi làm viên chức cho tòa hành chính tỉnh
Bạc Liêu và là chủ sở hữu của 74 sở điền, với 110.000 ha đất trồng lúa, gần
100.000 ha ruộng muối. Theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn
tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ (gồm 4 quận Vĩnh Lợi, Cà Mau, Vĩnh
Châu, Giá Rai) có 13 lô ruộng muối thì 11 lô là của ông Hội đồng Trạch, một lô
còn lại của cha sở và một lô của dân thường. Ông Trạch có 7 người con, 4 gái, 3
trai. Trong 3 người con trai của ông Trạch (Trần Trinh Đinh, Trần Trinh Huy và
Trần Trinh Khương) thì Ba Huy là ăn chơi hơn cả. Để tiến kịp thời thượng, cậu
Ba xin cha cho đi học ở nước ngoài thay vì lên Sài Gòn học trường Tây. Với tâm
lý cha mẹ để cho con bụng chữ còn tốt hơn mấy trăm mẫu đất, cậu Ba Trần Trinh
Huy đã được sang Pháp du học.
Xe hơi của Công tử Bạc Liêu |
Ngày nhận được điện của Ba Huy, ông Hội đồng Trạch đã tính
chuyện mua xe mới. Dù chiếc xe Ford còn mới nhưng để thiên hạ phải trầm trồ
khen ngợi dòng họ Trần Trinh là danh gia vọng tộc. Ông Hội đồng lên hãng xe ở
đường Nguyễn Huệ - Lê Lợi ở Sài Gòn sắm xe mới. Khi vào hãng xe, người Tây thấy
một ông già nhà quê mặc áo bà ba lục soàn trắng ngả màu ố vàng, tay cầm quạt
mo, đi giày hàm ếch họ tỏ vẻ khinh khỉnh. Ông Hội đồng Trạch bất chấp vẻ coi
thường của người bán xe. Ông ra lệnh cho người đi cùng mình chọn chiếc xe tốt
nhất, đắt nhất và cho ông ngồi thử vào để xem có êm không, chạy thích không.
Khi hài lòng, ông mở mo cau ra đếm cả buộc tiền khiến những người bán xe mắt
tròn, mắt dẹt. Mua xe xong, ông ra Bến nhà Rồng đón cậu con trai đi Tây trở về.
Ngày về nước, Cậu Ba Huy đã trực tiếp lái chiếc xe chở ba về
Bạc Liêu. Chiếc xe đi với vận tốc 100km trên giờ khiến người ngồi trên xe ai
cũng run. Cha mẹ gặng hỏi con về những bằng đại học cậu đã đạt được là bằng kỹ
sư hay bằng luật sư. Cậu Ba cười khoái chí khoe ra các giấy tờ học lái máy bay,
học lái xe, nhảy đầm, tango. Giai thoại về những tháng ngày du học của ba mình,
ông Trần Trinh Đức kể: "Ba tôi ham làm nông nên khi sang Pháp ba tôi không
đi học ngành chính mà lúc ấy ông chỉ thích đi học lái máy bay, đi học nhảy, học
lái xe cũng như đi du lịch thăm thú cách làm nông của người Pháp".
Máy bay nhà công tử Bạc Liêu |
Ông hội đồng Trạch giao cho Ba Huy trông coi việc điền sản.
Ba Huy mướn ngay một người Pháp tên Henry giỏi quản lý về Bạc Liêu cai quản việc
làm ăn của gia đình, còn mình thì tập trung vào các thú vui chơi. Theo hợp đồng,
người quản lý được hưỏng 10% trên tổng số lợi tức thu được hàng năm. Chính vì
được trả công hậu hĩnh, ông Henri đã bỏ quê hương "mẫu quốc" qua làm
mướn cho Ba Huy, mãi đến tháng 4 năm 1975 mới về nước. Thỉnh thoảng đi thăm các
sở điền, Ba Huy mặc veston đi xe hơi. Ông sắm cả ca nô để lướt sóng trên các
sông rạch miền Tây vốn chỉ toàn xuồng chèo tay.
Khi đi thăm ruộng, Ba Huy dùng chiếc Ford Vedette, còn đi
chơi ông có chiếc Peugeot thể thao, loại xe lúc đó cả miền Nam chỉ có hai chiếc,
chiếc kia là của Vua Bảo Đại. Vào thập niên 1930 – 1940, hễ Vua Bảo Đại có thứ
gì thì Ba Huy phải sắm cho bằng được thứ ấy, kể cả máy bay. Ba Huy đã làm chấn
động dư luận cả nước lúc đó khi đi thăm ruộng bằng máy bay. Lúc ấy cả Việt Nam
mới chỉ có hai chiếc máy bay dân sự, một của Vua Bảo Đại, chiếc kia là của Ba
Huy.
Một lần tự lái máy bay qua thăm sở điền ở tỉnh Rạch Giá, Ba
Huy hứng chí bay ra biển Hà Tiên hóng mát, để rồi lạc sang tận nước Xiêm, phải
đáp khẩn cấp vì máy bay hết xăng. Trần Trinh Huy bị Nhà nước Xiêm tạm giữ và phạt
về tội xâm nhập lãnh thổ trái phép số tiền tương đương 200 ngàn giạ lúa.
Ba Huy cũng là người rất cởi mở, không cổ hủ, cực đoan như
nhiều điền chủ khác. Ông từng ủng hộ Việt Minh một
lúc 13.000 giạ lúa. Công tử Bạc Liêu còn tỏ ra
là một con người tự trọng, đã hứa với Chính phủ những gì thì ông sẽ làm thế ấy.
Ông đã hứa với người lãnh đạo cao nhất của Tỉnh ủy Bạc Liêu là giảm tô, không hợp tác
với Pháp, gửi vải vóc thuốc men cho kháng chiến và thực hiện đúng như vậy.
Thích hội hè, Ba Huy có lẽ là người tổ chức hội chợ và hội thi "Hoa hậu miệt
đồng" đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Wiki
Xem tiếp : Giai thoại về Công tử Bạc Liêu – Kỳ 2
Chủ đề
liên quan : Công tử Bạc Liêu , Trần Trinh Huy , Ba Huy , Xài tiềnnhư Công tử Bạc Liêu , Máy bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét